thảo dược trị gan nhiễm mỡ thảo dược doctor ninh thao duoc doctor le thảo dược thoái cốt hoàn
Được tạo bởi Blogger.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MEN GAN CAO

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Có thể là tế bào gan ảnh hưởng nhẹ (men gan tăng có tính chất nhất thời) nhưng cũng có thể men gan tăng có tính chất trường diễn hoặc tăng một cách đột biến chứng tỏ ở trong giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương.

Do viêm gan : Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gan do virut là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virut có thể do virut viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virut hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng (bình thường AST ≤ 37U/l và ALT ≤ 40U/l và GGT: nam 15 – 50 ≤ U/l và nữ: 7 – 32 ≤ U/l).

Tổn thương do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virut khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (làm tan vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại càng nhiều thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Do uống rượu, bia : Một nguyên nhân thường gặp là men gan tăng do tác dụng của rượu, bia, đặc biệt là rượu, trong đó nguy hiểm nhất là rượu tự pha, tự nấu do chất độc hại cho gan nhiều sẽ làm tế bào gan bị tổn thương nặng hoặc bị hủy hoại tế bào gan cho nên men gan cũng tăng lên một cách đáng kể. Lượng men gan tăng trong máu người uống rượu tùy thuộc liều lượng rượu vào máu và chất lượng rượu. Lượng men gan trong máu do gan bị tổn thương bởi rượu thì loại AST thường tăng cao từ 2 – 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.

Do bệnh sốt rét : Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương hoặc các bệnh tắc đường mật do giun, viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính.

Do bệnh về đường mật : Men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật (viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan.

Do các bệnh lý khác : Người ta cũng thấy men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

Trong trường hợp này men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Tuy vậy có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Thế nào là men gan bình thường?

Men gan bình thường là men gan khi các chỉ số xét nghiệm đạt:

AST: 20 – 40 UI/L ALT: 20 – 40 UI/L GGT: 20 – 40UI/L Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.

Tại sao men gan tăng trong viêm gan ?

Bình thường khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40 U/L. Khi tình trạng viêm gan xảy ra dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn bình thường làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ 1-2 lần là mức độ nhẹ, 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng.

Khi men gan tăng cần làm gì?

Khi biết mình bị men gan tăng cao hơn bình thường cần chú ý bảo vệ sức khỏe, trước tiên cần ngừng uống rượu hoặc bỏ hẳn rượu và rất cần đi khám bệnh. Khi men gan tăng, bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số men gan trong máu tăng mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác và các xét nghiệm cận lâm sàng khác mới hy vong kết luận được nguyên nhân gây tăng men gan như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, tụy tạng cũng như xem xét một số bộ phận khác.

Khi được xác định nguyên nhân thì cần phải nghe lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Cần nghỉ ngơi không làm các việc nặng, ăn uống điều độ, ăn kiêng, uống kiêng theo tư vẫn của bác sĩ.

Người có men gan tăng cũng không nên chủ quan nhưng không nên lo lắng thái quá ảnh hưởng đến tinh thần, theo đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là còn mắc các bệnh khác về tim mạch hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa. Khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu là việc làm rất cần thiết.




MEN GAN CAO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Cuộc sống ngày càng hiện đại và rất nhiều người ngày càng tiếp xúc với những yếu tố gây tăng cao men gan. Vậy tăng men gan cao có nguy hiểm gì không cùng tìm hiểu một số bài viết dưới đây nhé

Men gan tăng, cảnh báo bệnh gì?

Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.

Nguyên nhân làm tăng men gan

Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại, đó là AST (aspartate transaminase) hoặc còn được gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase). Loại thứ 2 là ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase), hai loại này có trong tế bào gan. Khi gan bị viêm hoặc bị tổn thương thì hai loại men gan này bị rò rỉ vào dòng máu làm cho chỉ số men gan tăng. Loại men gan thứ 3 là alkalin phosphatase có trong màng tế bào gan và loại thứ 4 là GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật. Ở người bình thường, hai loại men gan SGPT và SGOT do tế bào gan sản sinh ra và chúng có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh. Qua các nghiên cứu, người ta rút ra rằng khi men gan tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 – 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng. Tỷ lệ ALT và AST có thể mang lại thông tin có giá trị về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan. Hầu hết bệnh về gan thì ALT (SGPT) cao hơn AST (SGOT) nhưng trong bệnh xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn ALT (thường tỷ lệ này là 2:1). Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do siêu vi. Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 - 20 lần. Đối với viêm gan mạn tính thể tiến triển hoặc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá là viêm gan mạn tính tiến triển hay người lành mang virut viêm gan.

Các nguyên nhân khác làm tổn thương tế bào gan như rượu (đặc biệt là trong các trường hợp nghiện rượu), sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.

Khi men gan tăng, nên làm gì?

Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40U/l) thì cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân. Hiện nay, khi thấy men gan trong máu tăng thì việc đầu tiên nên nghĩ đến là người đó có bị nhiễm virut viêm gan hay không, vì vậy cần làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trong các loại viêm gan do siêu vi thì viêm gan B, C có thể dùng phương pháp xét nghiệm nhanh để nhận xét sơ bộ. Riêng viêm gan do virut B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện thì cần xét nghiệm đánh giá ADN của virut. Khi đã xác định được nguyên nhân thì nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình.

Nếu men gan tăng do viêm tắc đường dẫn mật thì cần được điều trị triệt để nguyên nhân. Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Chế độ ăn cũng cần được lưu ý, ví dụ như không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào. Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.




NHỮNG NGUỒN LÂY LAN BỆNH GAN ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

-Dù tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp nhưng các chuyên gia y tế cho rằng, nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm viêm gan virus A, B nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.

Quan hệ tình dục

là con đường chính gây lây nhiễm cả 3 thể viêm gan virus A, B và C (viêm gan C ít gặp hơn). Cụ thể: Viêm gan A lây nhiễm khi quan hệ tình dục đường miệng; viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virus gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần; viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh). Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Đặc biệt, các chuyên gia bệnh gan cho rằng, quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ nhiễm virus viêm gan hơn theo đường âm đạo. Đặc biệt là viêm gan virus B.Quan hệ tình dục “lạ”

Mưa lũ

Là nguồn lây bệnh viêm gan virus E. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, mưa lũ thường hay xảy ra. Lý do virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ lâm bệnh. Bệnh này chưa có vaccin dự phòng.

Virus viêm gan E sống rất kém khi ra môi trường bên ngoài, do vậy chỉ cần đun sôi nước trong vòng 1 - 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh. Để tiêu diệt nguồn lây, sau mưa lũ, người dân cần tu sửa lại các nhà tiêu không để phân vương vãi, đặc biệt là các huyện miền núi, các vùng triền sông hay có lũ, lụt xảy ra. Cần có biện pháp khử khuẩn nguồn nước bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế).

Đề phòng… dao thớt

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An toàn thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) đã sử dụng dao mới và bàn mài trên 6 loại trái cây và rau quả đã được tiêm virus viêm gan A. Kết quả cho thấy hơn phân nửa số dao và bàn bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với rau củ nêu trên, rồi virus truyền qua những con dao chưa tiếp xúc để bên cạnh. Với những người có miễn dịch yếu, có thể nhiễm bệnh. Vì thế, các nhà khoa học khuyên người làm bếp nên rửa dao sau mỗi lần dùng để tránh virus lây lan.





MEN GAN TĂNG CẢNH BÁO BỆNH GÌ

Men gan cao có nguy hiểm không

Cuộc sống ngày càng hiện đại và rất nhiều người ngày càng tiếp xúc với những yếu tố gây tăng cao men gan. Vậy tăng men gan cao có nguy hiểm gì không cùng tìm hiểu một số bài viết dưới đây nhé

Men gan tăng, cảnh báo bệnh gì?

Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.

Nguyên nhân làm tăng men gan

Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại, đó là AST (aspartate transaminase) hoặc còn được gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase). Loại thứ 2 là ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase), hai loại này có trong tế bào gan. Khi gan bị viêm hoặc bị tổn thương thì hai loại men gan này bị rò rỉ vào dòng máu làm cho chỉ số men gan tăng. Loại men gan thứ 3 là alkalin phosphatase có trong màng tế bào gan và loại thứ 4 là GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật. Ở người bình thường, hai loại men gan SGPT và SGOT do tế bào gan sản sinh ra và chúng có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh.

Qua các nghiên cứu, người ta rút ra rằng khi men gan tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 – 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng. Tỷ lệ ALT và AST có thể mang lại thông tin có giá trị về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan. Hầu hết bệnh về gan thì ALT (SGPT) cao hơn AST (SGOT) nhưng trong bệnh xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn ALT (thường tỷ lệ này là 2:1). Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do siêu vi.

Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 - 20 lần. Đối với viêm gan mạn tính thể tiến triển hoặc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá là viêm gan mạn tính tiến triển hay người lành mang virut viêm gan. Các nguyên nhân khác làm tổn thương tế bào gan như rượu (đặc biệt là trong các trường hợp nghiện rượu), sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng.
Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.

Khi men gan tăng, nên làm gì?

Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40U/l) thì cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân. Hiện nay, khi thấy men gan trong máu tăng thì việc đầu tiên nên nghĩ đến là người đó có bị nhiễm virut viêm gan hay không, vì vậy cần làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trong các loại viêm gan do siêu vi thì viêm gan B, C có thể dùng phương pháp xét nghiệm nhanh để nhận xét sơ bộ. Riêng viêm gan do virut B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg…

Nếu có điều kiện thì cần xét nghiệm đánh giá ADN của virut. Khi đã xác định được nguyên nhân thì nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Nếu men gan tăng do viêm tắc đường dẫn mật thì cần được điều trị triệt để nguyên nhân. Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Chế độ ăn cũng cần được lưu ý, ví dụ như không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào.

Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.

YẾU GAN VÀ NHỮNG HỆ LỤY

 Gan yếu và những hệ lụy

“Thời tiết thay đổi khiến cho trong người tôi rất ngứa ngáy khó chịu, mẩn ngứa, dị ứng, mề đay… nổi khắp người, tôi trở nên ăn không ngon ngủ không yên với chứng bệnh này”, anh Tâm, bệnh nhân đang điều trị gan tại khoa Gan - Mật, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) nhăn nhó.

“Tôi cảm thấy đắng miệng, ăn uống không ngon, bụng có cảm giác đầy hơi, căng chướng. Thời gian gần đây tôi thấy da dẻ của mình sạm vàng, cơ thể mệt mỏi… tôi đã đi khám và nhập viện cách đây 2 tuần nhưng vẫn chưa thấy có nhiều tiến triển”, là lo lắng của anh Khải, bệnh nhân đang điều trị tại khoa Tiêu hóa - Gan – Mật, Bệnh viện Đại học Y dược (TPHCM).

Dược sỹ Hồ Thị Tú cho biết: “Khi gan suy giảm chức năng sẽ kéo theo rất nhiều căn bệnh cho cơ thể, biểu hiện bên ngoài là mụn nhọt, mụn trứng cá, sạm da, vàng da… bên trong là giảm tiết dịch tiêu hóa, giảm tiết mật ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn dẫn đến chán ăn, đắng miệng, ăn không ngon miệng, ăn không tiêu, sợ những thức ăn nhiều dầu mỡ, đầy bụng, chướng hơi, hay bị táo bón… Các triệu chứng này thường tái phát nhiều lần vào mùa hè do thời tiết nắng nóng kéo dài, khói bụi ô nhiễm… Bệnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân”.

Tăng cường ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể

Ngoài ra, khi gan suy yếu còn dẫn đến những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ… hoặc một số triệu chứng khác như sút cân đột ngột, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ, suy giảm trí nhớ...

Giải pháp cho lá gan khỏe mạnh

Khi biết những tác nhân làm gan suy yếu, điều quan trọng nhất là cần phải bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan. Hãy nói không với bia rượu, thuốc lá… đặc biệt là những người đang bị viêm gan. Cần hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ , chất béo, chất bảo quản…; Tăng cường ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.

Tránh lạm dụng thuốc tây, sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa các nguồn lây nhiễm và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Cần ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để gan được phục hồi.

Ngoài ra với những thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như Bìm bìm, Bồ công anh, Actiso… cũng góp phần giải độc gan, tăng cường chức năng gan giúp bảo vệ và phục hồi tế bào gan hiệu quả.

NHIỄM VIRUT VIÊM GAN B CÓ GÂY DỊ ỨNG?


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay trên toàn thế giới có hơn 2 tỉ người mang những dấu hiệu chứng tỏ đã từng bị nhiễm viêm gan virut B (HBV), trong đó 2/3 số trường hợp này là ở châu Á. Việt Nam có khoảng 10 - 15% dân số bị nhiễm HBV. Như chúng ta đã biết, gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: chuyển glucose thành glycogen, một dạng dự trữ đường; tổng hợp albumin và prothrombin là hai chất đạm quan trọng trong cơ thể; kiểm soát sự tạo ra và tiết cholesterol; khử các chất độc trong máu như rượu, thuốc và hóa chất; bài tiết ra muối mật và sắc tố mật; dự trữ vitamin... Vì thế gan bị viêm sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác.

Bệnh nhân viêm gan B đôi khi có những triệu chứng không rõ ràng như: sốt, nhức đầu, đau nhức mình, mệt mỏi giống như bị cảm cúm; buồn nôn, chán ăn, đau tức vùng dưới sườn bên phải, nước tiểu vàng đậm sau đó vàng da, vàng mắt. Nếu viêm gan nặng, chức năng gan suy giảm, xét nghiệm thấy men gan tăng. Để phòng tránh tốt nhất, mỗi chúng ta hãy đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan nếu chưa bị nhiễm. Trường hợp của bạn có nhiễm virut viêm gan B, hiện tại xét nghiệm men gan bình thường thì cũng không đáng lo, nhưng cần thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.

Còn biểu hiện thường xuyên bị dị ứng, mẩn ngứa thì không phải do gan mà có thể do bạn bị cơ địa dị ứng như ăn thực phẩm gây dị ứng như tôm cua, dị ứng thời tiết lạnh, dị ứng ánh sáng, chất tiếp xúc như xà phòng, mỹ phẩm... Bạn cần theo dõi để tránh các yếu tố là nguyên nhân gây dị ứng thì bệnh mẩn ngứa mới khỏi được và cần khám ở chuyên khoa dị ứng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh gan mật cũng có thể gây mẩn ngứa toàn thân do tăng sắc tố mật, nhưng thường kèm theo có vàng da và khi điều trị hết vàng da thì mẩn ngứa cũng hết dần.

NGƯỜI LÀNH NHIỄM VIRUT VIÊM GAN B CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?


Người lành mang virus viêm gan B có nguy hiểm không?

Chúng ta biết rằng, khi virus viêm gan B vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virus viêm gan B thì nguy cơ bị virus tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm virus viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm virus viêm gan B hoặc có biểu hiện lâm sàng.

Ở người trưởng thành, người viêm gan B thể nhẹ thì chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, lưỡi vàng, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Tuy vậy, nhiễm virus viêm gan B ở trẻ sơ sinh lây truyền từ mẹ thì biểu hiện của bệnh không giống như ở người trưởng thành mà bệnh diễn biến hoàn toàn khác hẳn người trưởng thành.

Người ta tổng kết cho thấy rằng có khoảng 90% số trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ trở thành trẻ viêm gan mạn tính kéo dài trong nhiều năm (có thể không có biểu hiện lâm sàng gì) và hậu quả cuối cùng là bị xơ gan cổ trướng hoặc bị ung thư gan sau này. Muốn xác định người bị nhiễm viêm gan B trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang virus viêm gan B, người ta phải làm các xét nghiệm cần thiết như HBsAg, HBeAg, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT.

Nếu có điều kiện cần xét nghiệm định lượng ADN HBV. Khi HBsAg dương tính chứng tỏ virus viêm gan B đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy virus viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu (tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu) hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con. Tuy nhiên khi HBeAg và ADN HBV âm tính, điều này nói lên rằng virus viêm gan B không nhân lên (không sinh sôi nảy nở thêm) và virus không còn tấn công tế bào gan nên chức năng gan trở lại bình thường (men gan không tăng).

Người lành mang virus viêm gan B có nên điều trị và tiêm phòng vaccin viêm gan B không?

Như trên đã trình bày, người lành mang virus viêm gan B tạm thời virus không hoạt động nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan cho nên không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay có khá nhiều thuốc tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế virus viêm gan B phát triển nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang virus viêm gan B, không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang virus viêm gan B thì không cần tiêm vaccin viêm gan B nữa, nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa (vô tác dụng).

Người lành mang virus viêm gan B nên làm gì?

Khi đã trở thành người lành mang virus viêm gan B thì phải được kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virus viêm gan B như HBsAg, HBeAg, ADN HBV để được theo dõi thật chặt chẽ đề phòng virus viêm gan B tái hoạt động. Tuyệt đối kiêng rượu, bia. Không hút thuốc lá, không ăn mỡ động vật. Cần có cuộc sống thoải mái và nên rèn luyện sức khoẻ phù hợp với điều kiện của bản thân (như tập thể dục buổi sáng, đi bộ, bơi hoặc chơi cầu lông). Không để người khác dùng chung dao cạo râu (nam giới), bàn chải đánh răng, nếu sinh hoạt tình dục cần có biện pháp phòng lây truyền là dùng bao cao su đúng quy cách. Không cho máu, khi bị chấn thương chảy máu, cần cho người xử lý vết thương, người tiêm thuốc cho mình biết bản thân đang là người mang virus viêm gan B để họ có ý thức tránh tai nạn nghề nghiệp.